• Điểm tin
Thông tin, thông báo: Kế hoạch kiểm tra giữa HKII NH 2023-2024 (Thứ năm, 29 Tháng 2 2024 00:00)
Thông tin, thông báo: KẾ HOẠCH KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC 2023-2024 (Thứ sáu, 08 Tháng 12 2023 00:00)
Thông tin, thông báo: Áp phích truyền thông về công tác xã hội và... (Thứ ba, 05 Tháng 12 2023 13:49)
Thông tin, thông báo: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024 (Thứ hai, 11 Tháng 9 2023 00:00)
Thông tin, thông báo: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT NAM TRÀ... (Thứ hai, 11 Tháng 1 2021 00:00)
Thông tin, thông báo: KẾ HOẠCH KT GIỮA HKI NĂM HỌC 2023-2024 (Thứ tư, 18 Tháng 10 2023 21:33)
Thông tin, thông báo: KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 2023 -... (Thứ sáu, 15 Tháng 9 2023 00:00)
Thông tin, thông báo: Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT Nam... (Thứ hai, 15 Tháng 5 2023 14:08)
Thông tin, thông báo: Kế hoạch kiểm tra giữa HKII năm học 2022-2023 (Thứ hai, 27 Tháng 3 2023 08:36)
Thông tin, thông báo: Kế hoạch kiểm tra HKI năm học 2022-2023 (Thứ năm, 29 Tháng 12 2022 13:21)
Blue Grey Red
Lỗi
  • DB function failed with error number 1194
    Table 'jos_session' is marked as crashed and should be repaired SQL=SELECT guest, usertype, client_id FROM jos_session WHERE client_id = 0
Tập san

Một số ứng dụng của bảng tương tác trong day học

ÁP DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC THÔNG MINH VÀO TRONG DẠY HỌC

       Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động dạy và học đang ngày càng trở nên phổ biến. Để phục vụ cho công việc giảng dạy là điều cần thiết nhất. Rút ngắn về thời gian, về khoảng cách, tiện ích mọi nơi mọi lúc thì việc dùng 1 chiếc bảng tương tác là điều thông minh hiện nay.

Vậy bảng tương tác là gì?

Bảng tương tác là một màn hình tương tác lớn, có kết nối với máy tính và máy chiếu, không chỉ cho phép trình chiếu mà còn cho phép tương tác trực tiếp trên mặt bảng, hỗ trợ các công cụ giảng dạy và thuyết trình

Tính năng của bảng tương tác.

  • Bảng tương tác được thiết kế đa điểm (cho phép 2, 3, 4,..người có thể thao tác trên bảng cùng một lúc)
  • Người dùng có thể dùng bằng tay, bút hỗ trợ để có thể thao tác trực tiếp kiểm soát các ứng dụng từ bảng trắng, viết, vẽ, chỉnh sửa, chú thích. Người dùng có thể thưởng thức các chức năng khác như chụp ảnh màn hình, ghi màn hình, nhận dạng chữ viết, nhập văn bản, phát lại, liên kết web và các cuộc họp từ xa… tất cả sử dụng chấm chạm như trên chiếc smartphone thông thường
  • Bên cạnh đó là chức năng phóng to, thu nhỏ nhờ tính năng hiển thị zoom to, zoom nhỏ. Ngoài ra, có thể truy cập vào Google trực tiếp từ phần mềm tích hợp của bảng tương tác.
  • Các tài liệu được chiếu lên Bảng tương tác để trình diễn khi máy chiếu được kết nối với máy tính.
  • Trên màn hình bảng tương tác là các phím nóng mà người dùng có thể  sử dụng các phím nóng này để viết,dùng bút màu vẽ,chèn hình khối,các ký tự đặc biệt…
  • Trong giáo dục, giáo viên dễ dàng chèn các sách điện tử vào phần mền của bảng tương tác để giảng dạy.
  • Người dùng dễ dàng sao lưu các thao tác, ghi âm phần thuyết trình, giảng dạy và sau đó phát lại thông qua phần mền giành riêng cho bảng.
  • Chức năng chỉnh sửa: Chỉnh sửa một đối tượng như Sao chụp, xóa, di chuyển.
  • Có thể sử dụng bút dạ viết thường để thao tác trên bảng.
  • Chèn files FLASH, PPT, WORD, Video và các tập tin.

Một số ứng dụng của bảng tương tác vào trong giảng dạy.

Với các phần mềm hỗ trợ giảng dạy miễn phí được cài trên máy tính của giáo viên, sẽ giúp cho việc giảng dạy trên bảng tương tác được phát huy hiện quả tối đa nhất.

  • Áp dụng bảng tương tác như một bảng trắng thông thường.

bảng tương tác
Với phần mềm hỗ trợ giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng bảng tương tác như một bảng trắng thông thường. Giáo viên có thể dùng ngón tay, hay một cậy bút thông thường chọn chế độ bút viết để viết, ghi chú trên bảng trắng thay vì sử dụng phấn trắng.

Giáo viên cũng có thể chọn nhiều màu khác nhau từ bảng màu, và cũng có thể xóa như một chiếc khăn lau bảng ở chế độ tẩy (xóa thông thường, xóa theo đối tượng, và xóa toàn bảng).

  • Áp dụng các môn học trên bảng tương tác.

bảng tương tác
Trên các phần mềm hỗ trợ thư viện bài giảng các môn học (toán, sinh, lý, hóa, đại lý,…), giúp cho giáo viện có thể sử dụng nhanh các công cụ hỗ trợ vẽ hình, các đồ thị, hay các thư viện hình ảnh có sẵn trên phần mềm thay vì phải dùng phấn trắng để vẽ trên bảng, tất cả đều được tích hợp sẵn trên phần mềm chỉ bằng 1 thao tác.

Trong toán học, địa lý, sinh học,..vv

Áp dụng các hình ảnh có sẵn để giảng dạy một cách thực thế hơn. Cũng có thể đưa các hình ảnh đã tải ở trong máy tính vào phần mềm, trên website.

Sử dụng các kiểu nét mũi tên để, nối đáp án, chú thích mô hình của hình ảnh trong bài học.

  • Áp dụng vào các bài giảng trò chơi: kéo thả vị trí, đoán tên con vật, nối hình con vật, …

+ Đoán màu sắc, tên con vật, hình học, chạm vào để hiển thị đáp án.

+ Kéo thả các kết quả đúng vào hộp yêu cầu, kéo thả phân loại, vào vị trí đúng. có âm thanh đi kèm nếu kéo đúng.

bảng tương tác

Kéo những đồ vật là đồ chơi vào bình.

+ Nối  tên, đáp án, kết quả đúng với nhau.

bảng tương tác

+ Nhấp vào tên để hiển thị ra hình ảnh, video, âm thanh.

bảng tương tác

Trò chơi nhấp vào tên ở dưới để hiển thị hình ảnh trong khung

  •  Áp dụng trên powerpoint, word, excel, website,..(ngoài chế độ windows).

Ngoài việc giáo viên sử dụng trên phần mềm để giảng dạy như một chiếc bảng trắng thông thường, giáo viên có thể giảng dạy trực tiếp trên các bài giảng thư viện điện tử như powerpoint, excel, word, lướt website, video bằng chế độ ngoài windows.

bảng tương tác

Giao diện sử dụng chế độ màn hình windows

Với chế độ ngoài màn hình windows, giáo viên có thể mở bất kỳ những file gì trên màn hình máy tính của mình và vẫn hỗ trợ thanh công cụ bút để học sinh có thể  viết, vẽ, sử dụng nối, tích, khoanh tròn, gạch chân đáp án đúng, trực tiếp trên các bài giảng của giáo viên.

bảng tương tác
Nhấp vào câu để hiển thị hình ảnh, và viết tên đáp án vào ô trả lời (trên powerpoint)
Dùng công cụ bút để viết lên những phần trống cần điền trên powerpoint, Với chức năng này giáo viên sẽ giảm thiểu slide soạn thảo các bài giảng điện tử của mình. Giáo viên chỉ cần soạn những câu hỏi và để trống, sau đó cho học sinh lên điền, làm trực tiếp trên bài giảng của mình, thay vì soạn thảo kết quả, sau đó chấm điểm trực tiếp trên đó

bảng tương tác

Học sinh lên điền vào chỗ còn trống trên bài soạn powerpoint của giáo viên

bảng tương tác

Cho học sinh lên làm các bài toán trực tiếp trên bài giảng powerpoint

bảng tương tác

Học sinh có thể lên khoanh tròn đáp án trên powerpoint

bảng tương tác

Học sinh có thể tích đúng sai trên powerpoint

Lời kết:

Có thể nói, bảng tương tác thông minh có rất nhiều tiện ích. Cụ thể như:

  • Tạo môi trường tương tác toàn diện;
  • Thu hút sự tập trung chú ý, tham gia của tất cả học sinh, kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh;
  • Tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu của học sinh;
  • Giúp học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, âm thanh;
  • Khuyến khích học sinh xây dựng các khái niệm thông qua thực hiện và thử nghiệm;
  • Tạo bài học vui nhộn;
  • Nâng cao năng lực của học sinh và chuyên môn của giáo viên.

Ngoài ra còn có thư viện tài liệu với đầy đủ công cụ hỗ trợ giáo viên soạn giáo án một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả.

                                                                                                                          nguồn http://dainamcorp.net/ap-dung-bang-tuong-tac-vao/

 
 

HÀNH TRÌNH GIEO ƯỚC MƠ!

HÀNH TRÌNH GIEO ƯỚC MƠ!

            Thấm thoắt mà thời gian trôi qua rất nhanh. Mới đó thôi, ngày mà tôi rời giảng đường Đại học bước chân vào đời với những ước mơ, hoài bão về một tương lai tốt đẹp.

            Cuộc sống sinh viên tôi cứ nghĩ đơn giản nhưng sự thật không phải như vậy? Và hành trình mới của tôi đã bắt đầu, cầm tấm bằng Cử nhân trên tay tôi chạy đôn chạy đáo, đi hết nơi này đến nơi khác, vào trường này lại tới trường khác. Tôi đã bị từ chối bằng những cái “lắc đầu”, thế mới biết khó khăn như thế nào. Hè năm 2011, dưới cái nắng chói chang, tôi đã lần theo những con đường về với đất Nam Trà My xa xôi này để xin dạy hợp đồng. Nơi tôi đến là trường PTDTNT Huyện, Phòng Giaó Dục Huyện và cũng chỉ nhận lại một câu: “Không được, hết rồi em ơi”, cái mệt mỏi đã hiện hữu trong tôi.

            Có lẽ, cái duyên với mãnh đất Nam Trà My xa xôi này lại chính là nơi tôi đã chọn để lập nghiệp, để gieo mầm những ước mơ tương lai! Qua thời gian, đến tháng 1 năm 2012 tôi được trúng tuyển biên chế và trường tôi được chọn đấy lại là THPT Nam Trà My. Ngôi trường có bề dày lịch sử cho đến nay đã gần 10 năm với biết bao thế hệ thầy và trò đã trưởng thành nơi đây. Ngày đầu tiên tôi lên trường lại chính ngày mà trời mưa rất to, nó như báo trước cho tôi cái khó khăn sắp trải qua. Bắt đầu làm quen với nơi làm việc mới, trường mới, bạn bè, đồng nghiệp mới, cái cảm giác rụt rè ấy vẫn còn hiện hữu trong tôi cho đến tận bây giờ.

            Được sự quan tâm giúp đỡ của các đồng nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ của đồng nghiệp cùng công tác xa quê đã làm tôi cưng cáp và dạn dĩ hơn nhiều. Và đặc biệt hơn nữa là sự thắm đượm tình người, tình đồng chí, tình anh em tại nơi đất khách quê người này. Ngay sau khi lên nơi công tác mới, tôi đã nhận nhiệm vụ ngay và được phân công dạy lớp 10,11, cảm giác vừa lo vừa vui. Lo vì  không biết mình dạy như thế nào và vui vì mình đã trở thành một thầy giáo thật sự rồi. Rồi thời gian trôi đi, từng thế hệ học trò cũng đi qua, cái cảm giác bỡ ngỡ đã không còn trong tôi nữa. Tôi thật sự chững chạc và tự tin hơn trong mỗi giờ lên lớp. Đã  hơn hai năm học, thời gian cũng không quá dài nhưng cũng không quá ngắn để tôi có những kỉ niệm với mái trường thân thương và mãnh đất Nam Trà My này. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào: lễ, hội, văn nghệ, thể dục thể thao,…do Đoàn Trường và huyện tổ chức và đã đạt được những thành tích đáng tự hào. Trở lại với công việc chính hằng ngày, tiếp xúc, gặp gỡ, dạy dỗ nhiều thế hệ học trò khác nhau. Mỗi thế hệ học trò đi qua đã để lại kỉ niệm khác nhau nhưng đều làm cho tôi phải thao thức, si nghĩ làm sao đó cho các em ngày càng tiến bộ, phát triển hơn, không còn cái bùi nhùi, chậm chạp như ngày xưa. Nhìn các em mà tôi cảm thấy thương sót: “ Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, lấy sức đâu mà học”. Có nhiều lúc các thầy cô giáo phải liên hệ tìm những bộ quần áo cũ, sách vỡ, bút viết từ  những mạnh thường quân, các tổ chức từ thiện để hỗ trợ cho những học sinh có hoàn cảnh vượt qua khó khăn trong học tập. Mong sao cho các em cố gắng học tập, đỗ đạt thành tài, không phụ lòng mong mỏi của quý thầy cô! Bên cạnh đó, thời gian cũng qua đi thật nhanh đối với các thế hệ thầy cô đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình phục vụ công tác giáo dục tại miền núi đặc biệt khó khăn này. Vì lí do hoàn cảnh, tập thể Hội đồng sư phạm cũng chia tay một số thầy cô đã để lại cảm giác bùi ngùi xúc động, thậm chí còn rơi lệ.

            Nhưng rồi cuối cùng mọi chuyện cũng sẽ qua, quá khứ khép lại, tương lai mở ra, cuộc sống mới lại bắt đầu. Và tôi cũng sẽ tiếp tục trên con đường mình đã chọn, một hành trình dài, hành trình gieo ước mơ!

                                                                                                        Võ Văn Thảo

 
 

Miền yêu (Hồ Vĩnh Sanh)

Miền yêu (Hồ Vĩnh Sanh)

Tốt nghiệp Đại học, hai tháng sau tôi đến trường THPT Nam Trà My để nhận dạy hợp đồng cho tấm bằng cử nhân sư phạm. Ngày 14/9 năm nay – Kỉ niệm 10 năm ngày thành lập trường, thế là tôi đã gắn bó với ngôi trường được tám năm và lẻ mấy ngày. Với khoảng thời gian đó nó không dài trong sự nghiệp của một con người. Nhưng chừng ấy năm cũng để cho tôi có được những kỉ niệm buồn vui của một miền kí ức.

 

Vẫn biết là ngôi trường của một huyện vùng cao mới thành lập nhưng trước khi “lên” trường trong tôi vẫn có nhiều hình dung, suy nghĩ về thầy – trò và mái trường này. Khi đến nơi hiện tại trường, lớp, học trò… tất cả đều khó khăn. Vậy là suy nghĩ của tôi bị chệch choạt so với thực tại.

Bây giờ, tôi vẫn còn vẹn nguyên cảm xúc của ngày đầu gặp những anh chị cũng từ xuôi lên đây công tác. Cái tình cảm của những con người vùng cao thật lạ, nó gũi gần, sâu đậm khi có thêm đồng nghiệp mới. Thật quý biết bao! Thầy Hiệu trưởng đã phân công tôi chủ nhiệm lớp 11/3, dạy 9 lớp (toàn trường) môn Địa lí.

Khu tập thể giáo viên với hai phòng ở bằng gỗ, nhỏ hẹp, một phòng ở cho các thầy giáo cũng không đủ sức chứa thêm dù chỉ một người. Tôi lên xe ra về. Con dốc cạnh sân trường dựng đứng, nhấn số 1 rồ ga mạnh, thế rồi cứ số 2 mới hết con dốc dài đất đỏ. Đến ở nhà người quen, cứ thế hằng ngày tôi đến trường với quảng đường hai cây số.

Vào mỗi buổi sáng, tôi đến trường sớm để kịp cùng sinh hoạt 15 phút đầu giờ với lớp chủ nhiệm. Mỗi buổi học đều có từ 1-2 học trò vắng học với nhiều lí do. Những lí do vắng học đều được các em ghi thật vào Đơn xin phép. Vắng học vì việc gì thì ghi như thế - “Em xin phép thầy cô về nhà để lấy gạo xuống nấu ăn”. Hỏi ra thì nhà em cách trường đi bộ gần cả ngày đường mới tới. Có lẽ con người ta dù sỏi đá đến mấy cũng không khỏi chạnh lòng, thương cảm. Tôi lặng người đi, khi lí do vắng học của em là như thế. Tôi lại chợt nhớ cái thuở học trò của mình, những bè bạn hay chính bản thân tôi khi nghỉ học đều vịn vào cái cớ “vì lí do bị ốm nên em không thể đến lớp được”. Những học sinh nghèo kadong, xêđăng, mơnông thật thà, chân chất và người ta nói “thứ ba học trò” thì các em không phải thế.

Công tác tại trường được vài ba tuần, Nam Trà My bắt đầu vào mùa mưa. Con đường dốc đất đỏ lầy lội, bùn sét nhão nhoét lún gần hết đôi ủng tôi mang. Mùa mưa vùng cao mọi thứ đều khó khăn…Đôi lúc trong tôi lại thấy nản lòng. Cái không gian, cuộc sống nơi huyện nghèo nó cũng dễ làm cho con người ta đôi lúc phải mỏi gối, chùn chân.

Sau hai tháng công tác, Sở GD&ĐT tỉnh xét tuyển biên chế giáo viên THPT, bộ môn của tôi lúc đó cũng rộng đường để đi. Trong tôi lại nghĩ  suy “ở hay về” khi quê nhà chỉ còn lại người mẹ và cũng thương lắm những học trò nghèo ngày nào còn xúm nhau đẩy chiếc xe bị tắt máy giúp thầy giữa con đường đất đỏ…lại cũng mong muốn góp chút phần nhỏ bé để dựng xây một vùng đất mới. “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Gạt đi những suy nghĩ và quyết định ở lại với những học trò vùng khó, dẫu biết rằng phía trước còn lắm gian nan.

 

 Thời gian mãi miết trôi, sống và gắn bó, “tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”và tôi rút ra được chân lí sống Tình thương vẫn là quy luật của muôn đời!

 
 

SƯỞI ẤM MÙA ĐÔNG

 

SƯỞI ẤM MÙA ĐÔNG

                                                                 

                                                       TRẦN VĂN KHOA - CTCĐ

 

 

Tạm biệt ngôi trường thân yêu mà tôi đã học suốt ba năm phổ thông và sáu năm công tác giảng dạy đó là ngôi trường THPT Phan Bội Châu, tôi được điều lên công tác tại một trường miền núi cũng tương đối xa xôi ngôi trường mang tên THPT Nam Trà My.

Vượt qua quãng đường khá xa với những đoạn đường quanh co khúc khủyu đặc biệt là phải qua những con dốc dài và cao tít tôi bỡ ngỡ đặt chân đến ngôi trường THPT Nam Trà My. Đúng là khi trải qua  những quãng đường xa tít và quanh co với những con dốc dài kia thì khi đến nơi là những giọt mồ hôi đổ xuống. Nhưng không, khi vừa đến nơi những giot mồ hôi trên người tôi đã nín lại để cho những giọt nước mắt trong tôi rơi xuống, vì khi vừa đặt chân đến nơi đập ngay vào mắt tôi là những hình ảnh đáng thương của các em học sinh còn thiếu thốn rất nhiều về cái ăn cái mặc, tôi còn nhớ như in những bộ áo quần của các em được trang bị để đi học trong số đó có những bộ đầy chắp vá những mảnh vải khác màu và cái mốc cội của mồ hôi. Rồi dần dần trong đôi mắt tôi quen dần với trang phục đến lớp của các em, ở đây giữa đất vùng cao nên mùa đông càng trở nên lạnh giá hơn nhưng khi đến trường có rất nhiều em không có áo ấm để mặc mà phần đông là các em mặc áo thun ở trong và áo trắng ở ngoài. Từ những đồng cảm của đa số giáo viên với những khó khăn của học sinh BCH công đoàn đã họp tìm những biện pháp để giúp đỡ các em trong những tháng mùa đông lạnh giá và từ đó chương trình “ Sưởi Ấm Mùa Đông” ra đời. Với mục đích quyên góp những bộ quần áo đồng phục mà con em của giáo viên trong trường không sử dụng để hỗ trợ cho các em đặc biệt là áo ấm. Chương trình ra đời đã được sự đồng tình ủng hộ của tất các thầy cô trong trường, chương trình không dừng lại ở đó bản thân tôi trực tiếp liên hệ với các tổ chức cá nhân đơn vị khác như Hội thánh Cao Đài tại Đà Nẵng đã hỗ trợ cho các em hàng trăm chiếc áo ấm, trường THPT Phan Bội Châu, THPT Trần Cao Vân thành phố Tam Kỳ đã hỗ trợ hàng trăm bộ áo quần và hơn một nghìn gói mì tôm trên năm trăm kg gạo và nhiều phần quà có giá trị khác.

Tôi còn nhớ lần đầu tiên đi quyên góp những bộ áo quần tại trường THPT Phan Bội Châu và con đường vận chuyển gian nan ngày ấy: Hôm đó, giữa tiết trời tháng mười tôi vừa vui mừng vừa ngập ngừng bước vào lại ngôi trường cũ yêu thương ngày xưa. Vui mừng là được về ghé thăm lại ngôi trường và quý thầy cô cùng các em học sinh mới vừa chia tay hơn một tháng, còn phần ngập ngừng trong bước chân tôi là phải thực hiện trọng trách đó là thuyết phục quý thầy cô để xin được sự đồng lòng chia sẻ với những khó khăn của các em học sinh vùng cao mà sẵn lòng quyên góp giúp đỡ cho các em. Khi tôi trình bày về những khó khăn của các em học sinh vùng cao với thầy Hiệu trưởng Lê Văn Chính cùng thầy CTCĐ Nguyễn Đức Vĩnh và một số thầy cô giáo khác thì liền nhận được sự đồng tình chia sẻ của các thầy cô và cụ thể là trong thời gian ngắn hàng trăm bộ quần áo được quyên góp và đóng gói cẩn thận. Hôm đó tôi nhờ xe người quen gởi số áo quần quyên góp đó lên được đến Bắc Trà My và thế là tôi cùng thầy Hồ Thăng Vĩnh Vỹ chuyển tổng cộng bảy thùng áo quần đó lên trường với thời tiết hôm đó trời mưa trút nước, chúng tôi chất những thùng áo quần đó lên xe và che phủ những lớp áo mưa cẩn thận để những thùng áo quần kia không bị ướt. Khi xe lăn bánh với những thùng áo quần nặng  kia phải qua những con dốc dài và trời hôm đó mưa mỗi lúc càng lớn phải cố gắng lắm và hết sức cẩn thận chúng tôi mới đến nơi một cách an toàn, như thế là những bộ áo quần đầy nghĩa tình từ thành phố mang theo hơi ấm đã trải qua hành trình hàng trăm cây số cuối cùng cũng đã đến được nơi cần đến.

Ngay sáng hôm sau, tôi giao số quần áo cho các thầy cô trong BCH cùng giáo viên chủ nhiệm để xét và cấp phát cho các em có hoàn cảnh khó khăn, và thế là những bộ áo quần kia đã đến với những địa chỉ cần đến, các em đón nhận và trong lòng có một niềm vui không tả.Tuy nhiên do sự thiếu thốn về cái ăn cái mặc trong các em  là quá nhiều nên chúng tôi tìm đến một ngôi trường có nhiều truyền thống dạy và học khác ở thành phố Tam Kỳ đó là trường THPT Trần Cao Vân. Khi chúng tôi đến gặp thầy giáo Lê Nguyên Bảng Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường để trình bày về hoàn cảnh khó khăn của các em học sinh vùng cao và nhờ sự chia sẻ của đơn vị thì thật may mắn cho chúng tôi đã được thầy cùng các thầy cô trong trường tiếp đón ân cần niềm nỡ và hứa sẽ giúp đỡ hết lòng với những gì có thể. Và quả thực dúng như vậy, sau đó khoảng một tháng đại diện Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, đoàn thanh niên cùng hai học sinh đại diện ca sáng và ca chiều của trường THPT Trần Cao Vân đã đến với trường chúng tôi với sự hỗ trợ cả tinh  thần và vật chất. Và thế lầ từ đó đến nay năm nào trường THPT Phan Bội Châu và trường THPT Trần Cao Vân cũng đều lên thăm hỏi và động viên việc học tập của các em học sinh và hỗ trợ cho các em học sinh khó khăn để chia sẻ phần nào những khó khăn thiếu thốn trong các em học sinh vùng cao.

Năm nay, năm học 2013 – 2014 ngoài phần quà từ các đơn vị kết nghĩa kể trên thì mỗi em còn nhận được một chiếc áo ấm từ công đoàn ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam. So với khi tôi mới bước chân lên cách đây bốn năm thì bây giờ nhờ có sự quan tâm của lãnh đạo huyện, các cấp các ngành, các đơn vị kết nghĩa cũng như sự quan tâm chỉ đạo kịp thời từ Chi bộ, Ban giám hiệu nên hiện nay các em đã có được các bữa cơm tập thể và áo quần đầy đủ hơn để được đến trường. Trải qua bốn năm công tác tại một ngôi trường vùng cao, đó không phải là quãng thời gian dài nhưng nó không hề ngắn đủ để tôi nhận thấy được làm công  tác giáo dục ở miền núi thật là khó khăn quá lớn so với đồng bằng, từ việc lo chất lượng chuyên môn đầu vào của các em quá thấp đến việc ăn ở sinh hoạt của các em đặc biệt là gạo ăn và nước sinh hoạt. Chính vì vậy, để công tác giáo dục ở miền núi phát triển mang tính bền vững thì ngoài sự quan tâm chỉ đạo của sở GD&ĐT cần có sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của các cấp chính quyền để công tác giáo dục gặt hái được nhiều kết quả hơn.

Dù mai này công việc trồng người của tôi có ở phương trời nào đi chăng nữa thì những hình ảnh đầu tiên của các em học trò vùng cao đáng thương và tội nghiệp ấy vẫn in sâu trong tâm trí tôi và tôi luôn coi đó là một ký ức tươi đẹp trong cuộc đời tôi.

 
 

thkn

Văn bản mới của ngành Giáo dục

tainguyendientutruong
Phatthanhhocduong
Thuvienvideo Thuvienanh
Thuviensach Thuviendethi
logo

tracnghiemtructuyen
Tainguyendientu
dubaothoitiet
Tracuudiemthi
cungcapdien
thutuchanhchinh
Thuvienviolet

Thống kê

  • Các thành viên : 2
  • Nội dung : 1153
  • Số lần xem bài viết : 1894082

TRƯỜNG THPT NAM TRÀ MY – HUYỆN NAM TRÀ MY - TRỰC THUỘC SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

Xã Trà Mai – Huyện Nam Trà My – Tỉnh Quảng Nam. Tel: 0510 3880 300

Bản quyền thuộc về trường THPT Nam Trà My - Huyện Nam Trà My

.