• Điểm tin
Thông tin, thông báo: Kế hoạch kiểm tra giữa HKII NH 2023-2024 (Thứ năm, 29 Tháng 2 2024 00:00)
Thông tin, thông báo: KẾ HOẠCH KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC 2023-2024 (Thứ sáu, 08 Tháng 12 2023 00:00)
Thông tin, thông báo: Áp phích truyền thông về công tác xã hội và... (Thứ ba, 05 Tháng 12 2023 13:49)
Thông tin, thông báo: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024 (Thứ hai, 11 Tháng 9 2023 00:00)
Thông tin, thông báo: KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT NAM TRÀ... (Thứ hai, 11 Tháng 1 2021 00:00)
Thông tin, thông báo: KẾ HOẠCH KT GIỮA HKI NĂM HỌC 2023-2024 (Thứ tư, 18 Tháng 10 2023 21:33)
Thông tin, thông báo: KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 2023 -... (Thứ sáu, 15 Tháng 9 2023 00:00)
Thông tin, thông báo: Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT Nam... (Thứ hai, 15 Tháng 5 2023 14:08)
Thông tin, thông báo: Kế hoạch kiểm tra giữa HKII năm học 2022-2023 (Thứ hai, 27 Tháng 3 2023 08:36)
Thông tin, thông báo: Kế hoạch kiểm tra HKI năm học 2022-2023 (Thứ năm, 29 Tháng 12 2022 13:21)
Blue Grey Red
Lỗi
  • DB function failed with error number 1194
    Table 'jos_session' is marked as crashed and should be repaired SQL=SELECT guest, usertype, client_id FROM jos_session WHERE client_id = 0
Sưu tầm từ Internet

Hàng loạt trường chỉ có một học sinh đăng ký thi Sử


Hàng loạt trường chỉ có một học sinh đăng ký thi Sử

Trong khi THPT Cầu Giấy, Trần Nhân Tông, Việt Đức có 9-33 học sinh đăng ký thi môn Sử thì THPT Hồ Tùng Mậu, Anhxtanh chỉ có một em đăng ký thi môn này.


Sau khi THPT Lương Thế Vinh công bố tỷ lệ đăng ký các môn thi tốt nghiệp tự chọn, với 0% thi môn Lịch sử, nhiều trường ở Hà Nội cũng đưa ra các con số thấp kỷ lục về số học sinh đăng ký thi môn Lịch sử.

Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng THPT Việt Đức cho biết, trong tổng số 716 học sinh của trường, tỷ lệ lựa chọn các môn thi tốt nghiệp thể hiện rõ sự chênh lệch: tiếng Anh 62%, Vật lý 54%, Hóa học 45%, Địa lý 20%; Sinh học 6,6% và Lịch sử: 4,6% (33 em).

"Kết quả này chịu nhiều tác động của việc thi đại học. Rõ ràng là học sinh yêu thích môn gì thì sẽ lựa chọn môn đó để thi. Với kết quả này, mục tiêu giáo dục toàn diện bị phá sản", ông Bình nói và chia sẻ, trường sẽ vẫn ôn tập Lịch sử dù chỉ một học sinh có nhu cầu.

Theo ông Bình, tương lai nên "tích hợp nhiều môn trong một bài thi", ví dụ kết hợp thi Toán và logic, các môn Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân... nhằm hạn chế việc học lệch, học tủ, thi cử đối phó và tiến tới mục tiêu giáo dục toàn diện.

134-9799-1394082856
Hiệu trưởng THPT Việt Đức Nguyễn Quốc Bình cùng học trò trong lễ khai giảng năm học mới. Ảnh: H.N
Tại THPT Cầu Giấy, sau khi lấy ý kiến 540 học sinh lớp 12, Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hải cho hay, có 355 em đăng ký thi môn Vật lý (66%); 303 em thi Hóa học (56%), tiếng Anh 219 em, Địa lý 92 em, Sinh học 63 em, Lịch sử 9 em (1,7%).

Theo ông Hải, phần đông học sinh thi đại học khối A, A1, D nên ít em chọn Lịch sử, Sinh học để thi tốt nghiệp cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, lãnh đạo trường cũng lưu ý, với quy chế xét tốt nghiệp mới, "tổng điểm thi là 2, học sinh vẫn có khả năng đỗ tốt nghiệp nếu điểm tổng kết trung bình ba năm phổ thông là 8".

Tương tự, chỉ có 17 trong tổng số hơn 600 học sinh THCS và THPT Nguyễn Tất Thành chọn thi Lịch sử. Còn THPT Trần Nhân Tông chỉ có hơn 10 em đăng ký thi Lịch sử, trong khi có tới 2/3 học sinh đăng ký thi Vật lý.

Dù khá khẩm hơn con số 0% đăng ký thi Lịch sử của THPT Lương Thế Vinh nhưng THPT Hồ Tùng Mậu cũng chỉ có 1 học sinh đăng ký thi môn này. Hiệu trưởng Tô Minh Tiếp cho hay, môn Vật lý có 76% đăng ký, Hóa học hơn 50%, tiếng Anh 40%. Môn Địa lý chỉ 20 học sinh đăng ký, còn môn Sinh học là 8 em.

Thậm chí, tại THPT Anhxtanh, các môn Sinh học, Lịch sử, Địa lý mỗi môn chỉ có 1 học sinh đăng ký dự thi.

"Trường có 150 học sinh lớp 12 và sẽ chia thành các nhóm để ôn tập. Dù chỉ 1 học sinh đăng ký thi Lịch sử nhưng chúng tôi vẫn ôn tập cho học sinh đó", Hiệu trưởng THPT Hồ Tùng Mậu Tô Minh Tiếp khẳng định.

                                               Nguồn: Hồng Nhung - http://vnexpress.net/

 

Thi tốt nghiệp THPT: Vì sao học sinh "quay lưng" với môn sử?

 

Thi tốt nghiệp THPT: Vì sao học sinh "quay lưng" với môn sử?

thi-tot-nghiep-thpt-vi-sao-hoc-sinh-quay-lung-voi-mon-su2

 

Nữ sinh "bất ngờ" với giải Nhất môn sử quốc giaThi tốt nghiệp 2 môn tự chọn: Thí sinh sẽ bỏ rơi môn Sử?Trường của PGS Văn Như Cương 100% HS không thi tốt nghiệp môn Sử

0% là tỉ lệ học sinh lựa chọn môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa được Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) công bố.

Con số 0 tròn trĩnh khiến dư luận xã hội quan tâm đến việc giáo dục lịch sử nước nhà cho thế hệ trẻ cảm thấy buồn và thất vọng. Tại sao học sinh lại "lạnh nhạt" với môn sử, trong khi đây là một trong những môn khoa học xã hội căn bản của chương trình giáo dục phổ thông?

"Tôi không bất ngờ!"

Đó là khẳng định của PGS-TS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh - liên quan đến công bố mới đây về tỉ lệ học sinh chọn môn lịch sử tại trường ông là 0%. Đây là trường đầu tiên của Hà Nội công bố tỉ lệ học sinh tự chọn môn thi tốt nghiệp, không lâu sau khi Bộ GDĐT chốt phương án thi tốt nghiệp với hai môn bắt buộc và hai môn tự chọn.

Kết quả được trường này công bố: Vật lý 75,6%, tiếng Anh 56,3%, hóa học 50,8%, địa lý có 11,4% và sinh học là 5,3%. Lịch sử không nằm trong danh sách tự chọn. "Tôi không bất ngờ, vì lâu nay trường tôi tuyển đầu vào chủ yếu theo phân ban các khối A, D và B, học sinh học các môn xã hội để thi đại học rất ít tại đây.

Môn lịch sử là môn tự luận, việc học thi môn này so với các môn trắc nghiệm khác rõ ràng mất nhiều thời gian ôn thi hơn. Đây cũng là một trong những lý do khiến học sinh không mặn mà với việc lựa chọn thi môn học này"- nhà giáo Văn Như Cương cho hay.

Đến thời điểm này, chưa nhiều trường THPT công bố tỉ lệ thi các môn tự chọn, việc lựa chọn môn thi vẫn đang trong quá trình. Theo đánh giá của PGS-TS Đỗ Ngọc Thống - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GDĐT, tỉ lệ thi tốt nghiệp môn lịch sử sẽ có nhiều khả năng thấp nhất trong số các môn thi.

"Xu hướng của thi đại học là ngày càng tăng tỉ lệ thi môn khoa học tự nhiên và giảm các môn khoa học xã hội. Học sinh thi ĐH, CĐ khối C trong những năm gần đây giảm rất nhiều, thay vào đó là các khối tự nhiên như A, B, D... Đây không chỉ là xu hướng của học sinh VN, tôi đã đi thực tế tại nhiều quốc gia phát triển và thấy rằng đây cũng là xu hướng chung của học sinh thế giới" - ông Đỗ Ngọc Thống nói.

Cách dạy sử theo kiểu thầy đọc, trò chép khiến sử trở thành môn học thuộc lòng, không hấp dẫn người học. Ảnh: Giang Huy

Ông Thống cũng không tỏ vẻ bi quan trước kết quả dường như đã được báo trước này, bởi theo ông, tỉ lệ cao-thấp khác nhau tại các trường học cũng là lẽ thường tình, điều này tùy thuộc vào xu hướng chọn môn thi ĐH của học sinh.

Ông cho biết thêm: "Có thể cá nhân từng trường có tỉ lệ thi lịch sử cao-thấp khác nhau, trường Lương Thế Vinh tỉ lệ thi môn học này thấp, nhưng tôi chắc chắn sẽ có không ít trường có tỉ lệ thi cao hơn. Xét bình diện chung cả nước, sẽ vẫn có một tỉ lệ nhất định với môn lịch sử.

Điều này khác hoàn toàn với cách thi trước đây, nếu năm nào quyết định bỏ thi môn học bất kỳ và luân phiên thay đổi, chắc chắn tỉ lệ thi môn học đó sẽ là 0% trên cả nước, như thế sẽ càng nguy hiểm hơn!".

0% của trường Lương Thế Vinh là "bằng chứng"

Thực tế mà nói, tỉ lệ "chết" 0% của trường Lương Thế Vinh chỉ là cái cớ và cũng là "bằng chứng" để chứng minh môn lịch sử lâu nay vẫn là môn học kém hấp dẫn nhất trong chương trình giảng dạy phổ thông. Vì sao thế? Nhà giáo Văn Như Cương không ngần ngại khi khẳng định, đây là tình trạng đáng báo động về chất lượng sách giáo khoa, về chất lượng giảng dạy môn lịch sử.

Còn theo GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, đừng vội "quy kết" rằng học sinh không quan tâm đến lịch sử nước nhà, không xem việc học môn lịch sử là trách nhiệm đối với môn học có tính căn bản.

Ông chia sẻ: "Nhiều học sinh không lựa chọn thi môn lịch sử không hẳn vì ghét, các em có tính toán nhất định và điều đó là hoàn toàn bình thường. Các môn tự nhiên dễ kiểm soát, tính định lượng cao, trong khi với các môn xã hội, kết quả thi dễ phụ thuộc vào chủ quan, hay đúng hơn là "gu" của người chấm. Nếu thi lịch sử theo kiểu trắc nghiệm, có lẽ tỉ lệ thi không đến nỗi "bi đát" như thế".

Tuy nhiên, ông Thuyết cho rằng quả tình nhiều học sinh cũng không hứng thú với môn lịch sử vì nội dung học thể hiện trong sách giáo khoa (SGK) quá khô khan và phương thức dạy học chưa sống động.

"Hạn chế lớn nhất chính là nhiều nội dung thể hiện trong SGK hiện nay vừa nặng nề, thiếu khách quan, lại không toàn diện bởi thiên về lịch sử chiến tranh quá nhiều mà bỏ quên các lĩnh vực khác như lịch sử văn hóa, kinh tế, xã hội... Chưa kể SGK lịch sử hiện nay còn bỏ qua một số sự kiện lịch sử quan trọng.

Điều đó khiến học sinh không hoàn toàn tin tưởng vào SKG môn học này. Tuy nhiên, lỗi không phải chỉ của người soạn SGK. SGK phải viết theo thông sử" - ông Nguyễn Minh Thuyết cho hay.

Để thay đổi tình thế - theo ông Nguyễn Minh Thuyết, trong chương trình đổi mới SKG sau 2015, SGK môn lịch sử cần điều chỉnh theo hướng giảm tải lượng kiến thức, cách viết hấp dẫn, sinh động hơn phù hợp với trình độ các cấp. Ngoài ra, cách giảng dạy môn học cần thay đổi theo hướng tăng cường thảo luận, tương tác với học sinh, tăng thời gian thực hành.

Và, để bản thân học sinh yêu thích tìm hiểu lịch sử nước nhà, nhất thiết cần sự hỗ trợ của các ngành nghệ thuật khác như điện ảnh, hội họa...; nhưng trước hết là cần sự đổi mới của các nhà nghiên cứu lịch sử.

                                                                                                                                                                                                                  Nguồn : tinmoi.vn

 
 

Làng có 142 góa phụ: Tang thương đất biển

Capture

Năm đó, cả xã Ngư Lộc đổ xô ra nhận xác người thân, trong đó có tôi. Người chết thì nằm la liệt, chẳng biết nhận dạng thế nào. Cả 3 mẹ con vẫn tin rằng bố nó còn sống, nhưng khi nhìn thấy xác thì tôi ngất đi…

 

Đọc thêm...

 
 

Điện lực Trà My tổ chức buổi tuyên truyền về sử dụng an toàn và tiết kiệm điện

Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền tiết kiệm điện, hướng việc dùng điện tiết kiệm trở thành thói quen, đi vào đời sống đối với mọi người sử dụng. Sáng ngày 24/4, điện lực Trà My tổ chức buổi tuyên truyền về sử dụng an toàn và tiết kiệm điện cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú – Trung học cơ sở xã Trà Mai, huyện Nam Trà My.
tietkiemdien
Ảnh: Minh họa

Đọc thêm...

 
 

Nam Trà My: Tổ chức hiến máu nhân đạo

Sáng ngày 14/8, Hội chữ thập đỏ huyện Nam Trà My phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam tổ chức đợt hiến máu nhân đạo năm 2013.

images704827_92620

Ảnh: minh họa

Đọc thêm...

 
 

thkn

Văn bản mới của ngành Giáo dục

tainguyendientutruong
Phatthanhhocduong
Thuvienvideo Thuvienanh
Thuviensach Thuviendethi
logo

tracnghiemtructuyen
Tainguyendientu
dubaothoitiet
Tracuudiemthi
cungcapdien
thutuchanhchinh
Thuvienviolet

Thống kê

  • Các thành viên : 2
  • Nội dung : 1153
  • Số lần xem bài viết : 1894280

TRƯỜNG THPT NAM TRÀ MY – HUYỆN NAM TRÀ MY - TRỰC THUỘC SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

Xã Trà Mai – Huyện Nam Trà My – Tỉnh Quảng Nam. Tel: 0510 3880 300

Bản quyền thuộc về trường THPT Nam Trà My - Huyện Nam Trà My

.